Bài viết này được tài trợ bởi ProductLaunch.vn - Nền tảng giúp Non-tech Founder vượt qua rào cản kỹ thuật để xây dựng sản phẩm trong giai đoạn đầu.
Hi,
Qua thời gian làm việc với hàng trăm founder, Sơn nhận ra một pattern rõ ràng: Đa số thất bại không phải vì không làm được sản phẩm, mà vì làm sản phẩm không ai cần.
Bài viết này chia sẻ framework thực tế giúp Non-technical founder validate ý tưởng trước khi đầu tư thời gian và tiền bạc vào việc xây dựng sản phẩm.
Giai đoạn 1: Xác định vấn đề và tập khách hàng
Trước khi nghĩ đến giải pháp, bạn cần trả lời 3 câu hỏi:
1. Vấn đề đó có thực sự tồn tại không?
Cách kiểm chứng:
Search trên Reddit, Facebook Groups - Tìm kiếm những người đang than phiền về vấn đề này
Google Keyword Planner - Kiểm tra volume tìm kiếm cho từ khóa liên quan đến vấn đề
Phỏng vấn ít nhất 10 người trong tập khách hàng tiềm năng
Vấn đề cần đạt 3 tiêu chí:
Đủ đau (họ đang chủ động tìm kiếm giải pháp)
Đủ thường xuyên (họ nhắc đến, than phiền, gặp vấn đề này thường xuyên)
Đủ sẵn sàng trả tiền (họ đang trả tiền để giải quyết vấn đề trên bằng một cách nào đó)
Tip: kết hợp Reddit/Facebook group với Deep Research trên Perplexity để hiểu rõ vấn đề hơn.
2. Khách hàng của bạn là ai?
Hầu hết founder mắc sai lầm định nghĩa khách hàng quá rộng: "Tất cả SME", "Mọi người quan tâm đến sức khỏe", v.v.
Cách làm đúng:
Định nghĩa ICP (Ideal Customer Profile) cực kỳ cụ thể
Liệt kê 10 người/doanh nghiệp thực sự (có tên, có thông tin liên hệ) phù hợp với ICP
Đánh giá khả năng tiếp cận nhóm người này (accessibility)
Ví dụ về ICP cụ thể: "Chủ phòng Gym độc lập tại TP.HCM, có 100-300 hội viên, đã hoạt động ít nhất 2 năm, đang phải quản lý lịch PT bằng Excel."
3. Họ đang giải quyết vấn đề này như thế nào?
Đây là bước quan trọng nhất mà đa số founder bỏ qua.
Cần hiểu:
Quy trình hiện tại họ đang làm
Công cụ họ đang sử dụng
Chi phí (tiền bạc, thời gian) họ đang bỏ ra
Điểm đau cụ thể trong quy trình hiện tại
Bạn PHẢI biết "người này đang dùng Excel + Zapier để quản lý X" chứ không chỉ dừng lại ở "họ đang gặp khó khăn quản lý X".
Giai đoạn 2: Kiểm chứng giá trị đề xuất
Sau khi hiểu vấn đề và khách hàng, bạn cần kiểm chứng giá trị đề xuất (value proposition) của mình.
1. Xác định giả thuyết rủi ro nhất
Mỗi ý tưởng sản phẩm đều có những giả thuyết rủi ro. Ví dụ:
"Người dùng chấp nhận workflow mới này"
"SME sẵn sàng trả $X/tháng cho giải pháp này"
"Feature A là quan trọng nhất với khách hàng"
Xếp hạng các giả thuyết từ rủi ro nhất đến ít rủi ro nhất.
2. Thiết kế thí nghiệm kiểm chứng
Mỗi giả thuyết cần một thí nghiệm riêng, tối ưu cho tốc độ và chi phí.
Ví dụ thí nghiệm:
Waitlist: Landing page giới thiệu sản phẩm với nút "Đăng ký" hoặc "Mua ngay" hoặc “Tham gia nhóm đợi“ để đo conversion
Prototype Testing: Bản demo UI đơn giản (không cần back-end) để người dùng thử nghiệm
Concierge Test: Làm thủ công quy trình mà sau này sản phẩm sẽ tự động hóa
Pre-Order Campaign: Bán sản phẩm trước khi nó tồn tại. Ví dụ: PMBook.co của Sơn đã bán được 20 pre-order trước khi phát triển sản phẩm, xác nhận nhu cầu thực sự tồn tại
3. Xác định chỉ số thành công
Trước khi chạy thí nghiệm, xác định rõ "thành công" nghĩa là gì:
X% người click vào nút "Đăng ký"
Y người sẵn sàng trả tiền trước
Z% người hoàn thành quy trình trong prototype
Giai đoạn 3: Xây dựng Prototype - không phải MVP
Sau khi có kết quả tích cực từ việc kiểm chứng giá trị đề xuất, bạn có thể chuyển sang xây dựng Prototype.
Prototype ≠ MVP
Prototype: Giả lập trải nghiệm sản phẩm, chứng minh khả năng giải quyết vấn đề
MVP: Phiên bản sản phẩm tối thiểu nhưng hoàn chỉnh, có thể triển khai cho người dùng thật
Với Non-technical Founder, các công cụ AI Coding như V0, Lovable, và kết hợp No-code giúp bạn tạo prototype nhanh chóng mà không cần kỹ năng kỹ thuật cao.
Đi sâu hơn: Làm Prototype khi không có kỹ năng kỹ thuật
Đây là phần mà nhiều Non-technical Founder gặp khó khăn nhất: Làm sao để tạo prototype khi không biết code?
Sơn chia sẻ quy trình 5 bước đã áp dụng với nhiều founder:
Bước 1: Xác định "One Core Flow"
Trước khi nghĩ đến việc làm prototype, xác định Core flow mà sản phẩm sẽ giải quyết.
Ví dụ thực tế: Khi làm DirectoryBuilder.co, Sơn không prototype toàn bộ tính năng. Chỉ tập trung vào flow "Tạo trang listing + Thêm item vào listing" - đây là core value của sản phẩm. Sơn đưa prototype này cho 5 creator thử và nhận thấy họ chỉ quan tâm đến tốc độ tạo danh sách và khả năng tùy chỉnh giao diện, không phải các tính năng phụ khác mà Sơn dự định thêm vào.
Vẽ user flow này trên giấy trước. Chỉ 3-5 bước chính.
Bước 2: Sử dụng công cụ phù hợp với mục tiêu
Có nhiều cấp độ prototype, chọn cái phù hợp nhất với giả thuyết cần kiểm chứng:
UI Prototype: Figma hoặc V0, Lovable là đủ
Prototype có logic, chạy giống thật: Dùng Lovable kết hợp với Make.com hoặc n8n để tạo
Kiểm chứng mức độ khả thi kỹ thuật: Collaborator với 1 developer làm proof-of-concept nhỏ
Bước 3: Thu thập dữ liệu đúng cách
Khi cho người dùng test prototype, cần thu thập 3 loại dữ liệu:
Hành vi thực tế: Sử dụng PostHog session recording hoặc đơn giản là quay video màn hình
Feedback cảm nhận: Phỏng vấn có cấu trúc sau khi họ dùng xong
Unexpected insights: Những nhận xét ngoài kịch bản mà user đưa ra
Ví dụ checklist câu hỏi Sơn thường dùng sau khi user test prototype:
"Bạn nghĩ sản phẩm này giải quyết vấn đề gì?"
"Điểm nào khiến bạn bối rối nhất khi sử dụng?"
"Nếu có sản phẩm này ngay bây giờ, bạn có sẵn sàng trả $X/tháng không?"
"Bạn sẽ giới thiệu sản phẩm này cho ai?"
Bước 4: Prototype Iteration Framework
Sau mỗi lần test với 3-5 người, áp dụng framework PIE để quyết định những gì cần thay đổi:
P (Problem): Vấn đề người dùng gặp phải khi sử dụng prototype
I (Impact): Mức độ ảnh hưởng của vấn đề đó đến core value
E (Effort): Công sức cần để sửa/cải thiện
Tập trung vào những vấn đề có Impact cao và Effort thấp trước.
Bước 5: Biết khi nào "đủ tốt"
Nhiều founder mắc kẹt trong vòng lặp hoàn thiện prototype mãi không dừng. Sơn sử dụng 2 dấu hiệu để biết khi nào prototype đã "đủ tốt":
5 người dùng thử nghiệm cùng thuộc 01 persona
3/5 người dùng thử nghiệm chủ động hỏi "Khi nào tôi có thể dùng sản phẩm này?"
Bạn có thể dự đoán chính xác phản ứng của người dùng mới khi họ thử prototype
Note về Sử dụng AI để làm Prototype nhanh chóng
Với sự phát triển của các công cụ AI Coding, ngay cả Non-technical Founder cũng có thể tự tạo prototype để kiểm chứng ý tưởng sản phẩm.
Đây là lợi thế cạnh tranh lớn trong giai đoạn validation:
Tốc độ triển khai nhanh: Từ ý tưởng đến prototype chỉ trong vài ngày thay vì vài tuần
Tiết kiệm chi phí: Không cần thuê developer giai đoạn đầu
Tự chủ trong điều chỉnh: Thay đổi, cập nhật prototype liên tục theo feedback
Khi sử dụng AI Coding như V0, Lovable hay kết hợp No-code để làm prototype, hãy nhớ:
Tập trung vào giả lập trải nghiệm, không cần code hoàn hảo
Ưu tiên đúng core flow, không cần đầy đủ tính năng
Mục tiêu là validated learning, không phải sản phẩm hoàn thiện
Cùng với framework 5 bước "Prototype Testing" ở trên, cách tiếp cận này sẽ giúp bạn tối ưu quá trình kiểm chứng ý tưởng sản phẩm, ngay cả khi không có background kỹ thuật.
Giai đoạn 4: Học hỏi và lặp lại
Quá trình validate không phải một đường thẳng từ A đến B. Nó là một vòng lặp liên tục:
Đưa prototype cho 5-10 người dùng thử
Quan sát (không chỉ hỏi) cách họ sử dụng
Thu thập feedback chi tiết
Điều chỉnh product definition
Cập nhật prototype và thử lại
Mỗi vòng lặp nên nhanh (1 tuần) và tập trung vào một giả thuyết cụ thể.
Kết luận: Validate không phải là đích đến, mà là quá trình
Tư duy đúng về validate sản phẩm:
Không phải việc làm một lần trước khi xây dựng
Là quá trình liên tục xuyên suốt vòng đời sản phẩm
Giúp giảm thiểu rủi ro và tối ưu tài nguyên
Bài học lớn nhất Sơn học được sau nhiều năm xây sản phẩm: Validate đủ kỹ giúp bạn build ĐÚNG sản phẩm NHANH hơn.
Nếu bạn đang muốn học cách sử dụng AI để làm prototype mà không cần kiến thức kỹ thuật, hãy đăng ký khóa học miễn phí "Xây dựng Prototype sản phẩm sử dụng AI trong 2h" tại đây.
Take care,
Sơn.
Bài viết này rất hữu ích ạ, cảm ơn anh Sơn đã chia sẻ. Rất mong chờ đến lớp prototype AI của anh ạ 😄
Cảm ơn bạn nhá