Non-tech Founder, PM thời đại AI mới:
Ở gần khách hàng, thị trường.
Lên ý tưởng. Xây dựng Prototype. Thử nghiệm ý tưởng.
Làm chủ công nghệ. Hiểu khái niệm tech. Nói được văn tech. Tự tin với Dev.
Lần đầu tiên chúng ta hướng dẫn Phát triển sản phẩm phần mềm cho Doanh nhân thay vì Lập trình viên.
Vậy nên Bắt đầu từ đâu?
Đơn giản nhất là Đầu tư 20 đô cho app AI Lovable này nếu bạn muốn làm sản phẩm nhanh, đúng nhu cầu người dùng:
- Làm Prototype sản phẩm tính bằng phút thay vì bằng tuần.
- Convert figma thành ứng dụng trong ít phút.
- Thử nghiệm ý tưởng, lấy phản hồi khách hàng, khai mở sáng tạo.
- Làm ứng dụng hoàn chỉnh (login/logout, database...) dùng cá nhân.
- ...
Nếu bạn là dân "ý tưởng", chắc chắn bạn sẽ thích & có ROI cao.
Vậy Chưa biết code thì dùng AI làm được Prototype sản phẩm mức nào?
Sơn thử stress-test Lovable làm 1 ứng dụng AI chat nhiều models tương tự Claude, ChatGPT.
Ứng dụng AI chat:
- User có thể chat với các AI model khác nhau như OpenAI 4o, 4o-mini, Claude Sonnet...
- User có thể tiếp tục các phiên chat cũ.
- User có thể Pin/Unpin các chat.
- Toàn bộ lịch sử chat của user được lưu trữ tương ứng.
Về kỹ thuật, ứng dụng bao gồm các tác vụ tiêu chuẩn của 1 app SaaS như Account management, Database, 3-party API integration.
Kết quả:
- 1 ứng dụng AI chat chạy được, đúng.
- 2.5 tiếng đồng hồ.
- 50 Lovable credit - tương đương khoảng 10$
Bài học:
- Chưa biết code vẫn làm prototype được. Sau khi làm xong sẽ muốn học thêm chút code để hoàn thiện... vì thấy dễ quá.
- Tỉ lệ thành công tăng 200% nếu đảm bảo rõ ràng 2 tài liệu này:
- PRD: Tài liệu sản phẩm nêu rõ Mục tiêu, use case và Các user stories cho từng phiên bản để có ngữ cảnh rõ ràng
- ERD: Tài liệu mô tả cấu trúc Database cho toàn bộ ứng dụng ngay từ đầu để tránh... hỏng hết về sau
- Làm Prototype sản phẩm bằng AI giống như chơi ráp hình. Cần biết có bao nhiêu cái hộp, mỗi cái hộp có công dụng gì và các lắp các hộp lại với nhau như thế nào.
Đây là một số best practice để dùng AI làm prototype xịn hơn.
Sau khi build 28 prototype dùng Lovable, V0. Đây là 3 bài học lớn nhất.
1. Biết rõ mình muốn gì trước khi làm.
Sơn luôn bắt đầu với Product Requirement Documentation (PRD như hình 1).
Gồm các thông tin đơn giản:
- Product Overview
- Target users & core use cases
- Release plan: Mỗi version gồm 2-3 user story. Mỗi user story gồm: User role;Goal;User flow;Acceptant criteria.
Dùng Claude/ChatGPT để có PRD rõ ràng trước khi quyển qua thực hiện trên V0, Lovable, Bolt...
Lợi ích:
- Làm rõ ý tưởng sản phẩm. Khi viết PRD mình sẽ thấy các lỗ hổng trong ý tưởng, flow mà nếu ngồi nghĩ mình sẽ bị sót.
- Tiết kiệm credit.
2. Có plan để cả 2 cùng theo dõi tiến độ.
Khi đã có PRD, Sơn yêu cầu AI:
- Mô tả lại PRD bằng ngôn ngữ của bạn ấy. Lặp lại cho đến khi Sơn đảm bảo rằng bạn ấy đã hiểu.
- Từ PRD, tạo ra 1 implementation roadmap với các phase cụ thể. Roadmap này giúp cả Sơn và AI quản lý tiến độ.
3. Ăn từng miếng nhỏ.
Khi đã có roadmap với các phase cụ thể (Nhìn hình 2).
Sơn bắt đầu triển khai chi tiết từng tính năng với AI. Sơn test kỹ mỗi tính năng để đảm bảo hoàn thành 100% trước khi qua tính năng mới.
Lợi ích:
1. Ngữ ngữ cảnh rõ ràng, tập trung. AI sẽ bị mất ngữ cảnh, loạn khi bạn làm song song nhiều tính năng cùng lúc.
2. Tiết kiệm credit.
Làm với AI cũng không khác làm với team là mấy:
- Tự mình cần nghĩ rõ, viết rõ mục đích.
- Chia nhỏ công việc. Tập trung. Quản lý input-output rõ cho từng công việc. Đảm bảo hoàn thành trước khi qua việc khác.
Cuối cùng hãy luôn nhớ rằng
Các công cụ AI coding (v0, Lovable, Cursor...) sẽ thay đổi thế giới sản phẩm. 100%.
Không phải vì AI code nhanh, code giỏi. Bao lâu nay chúng ta đã code nhanh, code giỏi rồi.
Mà vì AI đưa việc sáng tạo sản phẩm trong giai đoạn 0-1 trở lại tay người ở gần vấn đề khách hàng nhất, có vision rõ nhất: Founder.
Không còn rào cản kỹ thuật nữa. Không còn 3 lớp giao tiếp nữa.
Sản phẩm sẽ ngon hơn, xịn hơn. Đặc biệt: Có hồn hơn.
Cốt lõi của các công cụ AI coding không phải là "AI thay thế Developer". Mà là "Tất cả chúng ta trở thành Developer", trong đó gồm những người có các ý tưởng tuyệt vời.
Hãy xây dựng ý tưởng sản phẩm của bạn.
============
Mình là Võ Cao Sơn. Sơn giúp các anh chị Non-Tech Founder, Product Manager launch sản phẩm công nghệ SaaS của riêng mình.
Kết nối với Sơn:
Đăng ký kênh Substack này để nhận các bài hướng dẫn chi tiết.
Kết nối Facebook cá nhân nơi Sơn chia sẻ kinh nghiệm mỗi ngày.
Tham gia cộng đồng Facebook để kết nối, thảo luận với các bạn có cùng mục tiêu.
Tham gia cộng đồng nhỏ Zalo để thảo luận trực tiếp với Sơn.
Đăng ký kênh Youtube để xem các Video thực chiến.